Công dụng nước ép Thơm(Dứa)
Công dụng nước ép Thơm(Dứa)
Để tránh nhầm lẫn đầu tiên ta cần phân biệt trái thơm và trái dứa như sau:
Dứa: To hơn thơm, mắt to hơn, vỏ khi chín thường có màu xanh, thịt màu vang nhạt và cứng hơn thơm, nhiều nước hơn và ngọt hơn, có thể giữ lâu hơn thơm mà không bị hư. Miền Nam gọi trái dứa là trái thơm.
Thơm: khi chín có vỏ màu vàng sậm, thịt mềm hơn dứa. Miền Nam gọi trái thơm là trái khóm.
Như vậy trái Thơm phương ngữ Nam bộ, và quả dứa là phương ngữ Bắc bộ để chỉ một loại trái lấy nước ép mà chúng ta đang nói tới.
Không chỉ là một loại trái cây rất thơm, ngon, ngọt quả thơm còn cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như vitamin C, mangan, đồng và folate… thơm còn là loại trái cây duy nhất chứa bromelain – một loại hợp chất thực vật, có tác dụng giải khát mà còn có khả năng chữa trị được một số loại bệnh. Bromelin trong thơm làm giảm di căn của các bệnh ung thư, kết hợp với hóa trị liệu, hay xạ trị.
Thơm có chứa một loạt các chất chống oxy hóa và cũng được coi là loại quả chống ung thư. Đối với phụ nữ, thơm có lợi ở chỗ nó có chứa những chất khôi phục độ đàn hồi của các sợi da và do đó trẻ hóa làn da, đặc biệt là với vùng da và cơ quanh ngực. Điều này có nghĩa là nếu tiêu thụ thơm đúng cách, chị em không những không lo chuyện ngực xệ mà còn có làn da căng, giảm nếp nhăn và vòng 1 căng tròn. Uống đủ nước, bỏ cà phê và rượu và ăn thơm hàng ngày, chị em sẽ nhanh chóng nhận được các kết quả tích cực ngay lập tức.
Tuy nhiên, rất nhiều người gặp phải tình trạng rát lưỡi khi ăn thơm. Nhưng đừng chỉ vì rắc rối nhỏ đó mà bạn bỏ qua loại quả giá trị này, thay vào đó, hãy uống một cốc nước ép thơm mỗi ngày.
Chỉ cần một cốc nước ép thơm không đường đã cung cấp cho bạn khoảng 130 calo, 33mg canxi và 30mg magiê. Thêm vào đó, nó còn cung cấp 25mg vitamin C – bằng 30% lượng vitamin C khuyến cáo cần cho phụ nữ hàng ngày (75 mg) và hơn 25% đối với nam (90mg). Nước ép thơm cũng chứa sắt – dưỡng chất bổ máu.
